Sản xuất sàn gỗ công nghiệp

Ván sàn gỗ công nghiệp được sản xuất để đáp ứng nhu cầu về trang trí nội thất của con người. Sản phẩm là loại vật liệu của ngành xây dựng, chuyên dùng cho việc lát sàn trong nhà. Sàn gỗ công nghiệp sản xuất trên quy trình công nghệ cao, giám sát chặt chẽ về chất lượng. Để đảm bảo các yếu tố chính, chất lượng, an toàn, yêu cầu phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất.

Trên thế giới sản xuất gỗ ván sàn công nghiệp đã được thực hiện cách đây hơn 40 năm. Nền công nghệ của họ tiên tiến và hiện đại, chát lượng sản phẩm ở cấp độ cao. Tại Việt Nam sản xuất ván sàn công nghiệp được thực hiện từ năm 2009. Với 2 nhà máy tiên phong là Newsky và Pago. Đến có rất nhiều nhà máy sản xuất gỗ ván sàn như: Hợp Thịnh, Wilson Hòa Bình, Quảng Trị, Dongwha.

Ngày nay người tiêu dùng được sử dụng các loại sàn gỗ công nghiệp sản xuất tai Việt Nam. Trải nghiệm thực tế và nắm bắt được quy trình sản xuất gỗ ván sàn công nghiệp của nước nhà. Quy trình sản xuất của nước ta là bản sao, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Chủ yếu máy móc được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đức, Hà Quốc và Malaysia.

Quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp
Quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp

Giới thiệu quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn tại Việt Nam.

1/ Chuẩn bị nguyên vật liệu để sản xuất sàn gỗ công nghiệp.

Chuẩn bị ván gỗ:

Ván gỗ có thể là loại ván MDF, HDF và CDF. Các loại ván gỗ cốt nâu thông thường, ván gỗ cốt xanh chống ẩm, ván gỗ cốt đen cao cấp. Loại ván gỗ này được chuẩn bị theo đơn hàng được yêu cầu sản xuất. Hiện nay chủ yếu sàn gỗ công nghiệp sử dụng loại cốt HDF nâu và HDF xanh, HDF đen. Một số ít dùng cốt đen CDF. Ván MDF gần như không sử dụng.

Các loại ván gỗ này được nhập về từ các nhà máy sản xuất cốt gỗ. Có thể là cốt gô nhập từ Malaysia, Thía Lan, Indonesia, Trung Quốc. Các loại cốt gỗ sản xuất tại Việt Nam chiếm 70% sản lượng sản xuất gỗ ván sàn trong nước. Một số nguồn nhập cốt uy tín như nhà máy cốt Quảng Trị, nhà máy cốt Hòa Bình.

Hiện nay các nhà máy sản xuất gỗ ván sàn công nghiệp chưa sản xuất được cốt gỗ. Chủ yếu nhập các vật liệu hoàn thiện về để gia công thành sàn gỗ công nghiệp. Chính vì vậy tốc độ sản xuất rất cao. Sản lượng của 1 nhà máy mỗi năm đạt đến 20 triệu m2 sàn gỗ. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Chuẩn bị vật liệu, đặc biệt là lớp ván gỗ chuẩn và đúng yêu cầu chất lượng. Đó là yếu tố quan trọng trong quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn.

Chuẩn bị các vật liệu khác.

Các loại vật liệu khác bao gồm: Lớp chống xước bề mặt, lớp giấy vân gỗ, lớp giấy cân bằng mặt sau. Tất cả các lớp vật liệu này được nhập về lư kho sẵn, phục vụ cho yêu cầu sản xuất. Lớp bề mặt đa dạng theo từng yêu cầu chất lượng. Lớp giấy vân gỗ khoảng trên 100 loại cho từng nhà máy. Lớp cân bằng có các loại cơ bản thường dùng.

+ Lớp giấy phủ bề mặt: Tại các nhà máy của Việt Nam có các loại giấy chống xước như sau: Loại giấy giá rẻ 25g sản xuất đạt cấp độ AC2. Loại giấy bề mặt 33g, sản xuất đạt cấp độ AC3. Loại giấy bề mặt 38g đạt cấp độ AC4. Loại giấy bề mặt 45g đạt cấp độ AC5.

+ Giấy bề vân gỗ: Bộ sưu tập giấy vân gỗ rất đa dạng. Khi sản xuất cần chuẩn bị đúng loại, đùng yêu cầu. Đây là lớp tạo nên màu sắc cho sản phẩm. Kiểm tra thật ký chất lượng của giấy trước khi đưa vào sản xuất.

+ Chuẩn bị lớp đế cân bằng: Lớp đế cân bằng có các loại như: đế màu đỏ, đế màu vàng, đế màu xanh, đến màu trắng. Để cân bằng màu vàng super watter. Các loại đế màu đỏ, màu trắng, màu xanh chủ yếu dùng để sản xuất cho loại sàn gỗ giá rẻ. Đế màu vàng, màu vàng super watter được sử dụng sản xuất cho loại cao cấp.

Công đoạn chuẩn bị vật liệu. Yêu cầu đúng loại, kiểm tra đúng chất lượng. Điều này giúp quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp được trơn chu hơn, chuẩn hóa hơn. Tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hơn.

2/ Các loại máy cần dùng trong quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn.

+ Máy gia công ép mặt: Máy này thực hiện chức năng gắn 4 lớp sàn với nhau. Bao gồm giấy bề mặt, giấy vân gỗ, cốt ván gỗ, giấy cân bằng.

+ Máy sẻ ván: Sau khi ép ván thành tấm khổ lớn có kích thước 1,2 x 2,44m. máy nãy sử dụng cắt nhỏ tấm ván thành các thanh nhỏ, theo kích thước của thanh sàn.

+ Máy xẻ rãnh hèm: máy này được thiết kế 2 chiều, có thể cắt 2 cạnh hèm cùng 1 lúc. Một bên sẻ rãnh hèm âm, một bên sẻ rãnh hèm dương. Máy này cần độ chính xác cao, tạo liên kết chắc chắn.

+ Máy sơn cạnh và phủ sáp: Máy này thực hiện 2 công đoạn cùng 1 lúc. Thanh gỗ chạy qua vòi phun sơn, sau đó chạy qua khu vực phủ sáp. Công đoạn này thực hiện rất nhanh, hoàn toàn tự động.

+ Máy đóng gói: Máy này dùng để đóng hộp sản phẩm, kết hợp với bọc màng nilon bảo quản cho hộp sàn gỗ.

Các loại này kết hợp cùng nhau để tạo thành, quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn.

3/ Quy trình thực hiện sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn.

Bước 1: Tạo ván sàn thành tấm khổ lớn 4 lớp. Thực hiện trải lắp đế xuống dưới khuôn, đạt lớp ván gỗ lên trên, trả lớp vân gỗ, và đặt lớp chống xước lên trên cùng. Bấm nút mát tự động đưa vào khu vực ép. Lực ép và nhiệt độ cao của lò hơi tạo ra. Thời gian ép 30s/tấm. Sau đó ván gỗ được đưa ra khu vực làm mát.

Bước 2: Dưỡng gỗ sau khi ép. Bước này thực hiện rất đơn giản, ván gỗ được sếp lên Palet chuyển đến khu vực thoáng mát. Thời gian dương từ 8 đến 10 ngày. Ván gỗ mới được ép xong rất nóng, cần thời gian để lấy lại tính ổn định.

Bước 3: Cắt tấm ván thành các thanh nhỏ theo kích thước yêu cầu.

Bước 4: Dưỡng gỗ sau khi cắt. Khi tấm gỗ được cắt nhỏ, chúng ta cần để dưỡng khoảng 2 đến 3 ngày.

Bước 5: Tạo hèm cho ván gỗ. Các thanh gỗ được chạy tự động vào máy soi hèm. Chỉ cần sếp nó vào vị trí băng truyền. Công đoạn chạy hèm có 2 máy song song. Một máy tạo hèm cạnh, một máy tạo hèm đầu.

Bước 6: Phủ sáp và sơn cạnh, công đoạn này thực hiện hoàn toàn bằng máy tự động. Thanh gỗ được luân chuyển từ máy cắt hèm sang, qua hệ thống băng truyền tự động.

Bước 7: Đóng gói. Công đoạn này được thực hiện khá thủ công. Công nhân sếp vào vỏ hộp, dán băng dính cho vỏ hộp. Sau đó cho vào máy bọc nilon bảo quản. Kết thúc quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp.

Giới thiệu quy trình sản xuất lớp cốt gỗ HDF thông dụng nhất:

Bước 1: Khai thác nguyên liệu gỗ tự nhiên, sơ chế sơ bộ, loại bỏ cành lá và vỏ cây. Phơi khô tự nhiên dưới  ánh nắng mặt trời. Không cần cây gỗ phải khô hẳn, chỉ cần để khoảng 3 đến 5 ngày.

Bước 2: Pha, cắt cây gỗ thành các miếng gỗ nhỏ thuận tiện cho công đoạn sấy khô và nghiền thành bột gỗ.

Bước 3: Sấy khô nguyên liệu gỗ. Bước này gỗ cần được xấy khô hoàn hoàn, để loại bỏ bớt đặc tính co ngót, cong vênh.

Bước 4: Gỗ được nghiền thành bột, sản xuất ván gỗ HDF là các loại bột gỗ mịn.

Bước 5: Tạo nguyên liêu ván ép hoàn chỉnh. Bước này là pha trộn bột gỗ, các chất phụ gia, keo. Với thành phần và công thức riêng của nhà sản xuất.

Bước 6: Tiến hàng cán và ép thành tấm gỗ khổ to kích thước 1,2 x 2,44m.

Bước 7: Để dưỡng, làm nguội ván gỗ, giúp tấm vàn không bị cong vênh. Lưu ý khi dưỡng tấm gỗ được để phẳng với sàn.

Bước 8: Đóng gói thành kiện, lưu trữ nơi an toàn và khô ráo.

Đặc tính và ưu điểm của các loại cốt gỗ, sử dụng trong quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp.

Ván gỗ MFC: Là loại ván gỗ ép với các hạt gỗ thô, bột gỗ to. Ván này có đặc điểm giá thành rẻ, chịu lực tốt. Nhược điểm chịu nước và chống cong vênh rất kém. Loại ván này hiện nay chỉ dùng đóng đồ nội thất. Không thích hợp sản xuất sàn gỗ.

Ván gỗ MDF: Đây là loại gỗ có nhiều ưu điểm, cốt gỗ mịn, độ trương nở vừa phải. Chịu lực, chống cong vênh tốt, ổn định. Thường được sử dụng đóng đồ nội thất, giường tủ, bàn ghế. Một số ít được sản xuất cho các loại sàn gỗ công nghiệp giá rẻ nhất.

Ván gỗ HDF: Đây là loại ván gỗ thông dụng nhất, được lựa chọn nhiều nhất để sản xuất gỗ lát sàn. Ưu điểm ổn định cao, chịu nước tốt, ít cong vênh ít co ngót. Hiện nay có các loại ván HDF như: HDF nâu, HDF đen và HDF xanh.

Ván gỗ CDF: Đây là loại ván gỗ cao cấp, có tỉ trọng cao. Về tính chất cũng gần giống như loại HDF. Đặc tính chịu nước tốt hơn, ổn định hơn, chịu lực chống cong vênh tốt hơn. Cốt gỗ CDF thường có màu đen.

Trên đây là quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn. Quy trình sản xuất ván gỗ HDF và các đặc điểm của lớp cốt. Quý khách cần thêm thông tin tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ kho Sàn 24h.

Kho Sàn 24h – Hotline: 0978 638 568– Email: khosan24h@gmail.com – Website tư vấn bán hàng: khosan24h.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *